Kỹ năng thoát hiểm giúp bạn an toàn khi xảy ra cháy ở các nhà cao tầng

Trường hợp nếu bị lửa bén vào quần áo, tuyệt đối không được chuyển động, không được chạy vì gió làm ngọn lửa bùng thêm. Lúc này, người dân cần che mặt, nằm xuống nền và lăn qua lăn lại cho lửa tắt.

Bình tĩnh để tìm lối thoát hiểm

Đầu tiên, khi mắc kẹt trong đám cháy người bị nạn nên bình tĩnh để quan sát thật kỹ xem có chỗ nào có thể thoát hiểm được không, nếu có tìm mọi cách di tản ra khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Theo Trung tá Huỳnh Quang Tâm, phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận 1, TP HCM, vấn đề tâm lý trong lúc này vô cùng quan trọng, cần bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các kỹ năng thoát nạn đúng cách.

Thực hiện các kỹ năng thoát nạn đúng cách

Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.

Phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói.

Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn, là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới tính mạng. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối dẫn tới cầu thang bộ, lối ngang dẫn sang công trình liền kề…

Trường hợp đám cháy lớn muốn thoát ra ngoài cần dùng chăn hoặc vải to nhúng nước rồi trùm lên người, chạy thật nhanh ra chỗ an toàn.

Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét.

Trường hợp nếu bị lửa bén vào quần áo, tuyệt đối không được chuyển động, không được chạy vì gió làm ngọn lửa bùng thêm. Lúc này, người dân cần che mặt, nằm xuống nền và lăn qua lăn lại cho lửa tắt.

Không nên nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay những nơi chứa nước vì nước có thể bị nấu sôi khi lửa bị tác động.

Với những người sống ở chung cư, nhà cao tầng, tuyệt đối không nên thoát hiểm bằng thang máy mà nên đi theo cầu thang bộ.

Không nên cố nán lại mang thêm tài sản

Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, không nên tiếc của cố nán lại mang thêm tài sản, rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Một nạn nhân trong vụ cháy tiệm bán nguyên liệu làm tóc ở TP HCM hồi tháng 9/2014 được phát hiện chết ở cầu thang khi đang mang túi đựng tiền bạc của gia đình.

Nhiều người cho rằng, nếu trong trường hợp ấy, nạn nhân này không tiếc của mà dành thời gian chạy ra ngoài có thể đã thoát nạn.

Thiết kế nhà có lối thoát hiểm phòng bất trắc

Hầu hết các căn nhà xảy ra cháy và nhiều người tử vong thương tâm đều có thiết kế bí, chỉ có một hướng cửa ra vào, ít cửa sổ, không có cửa thoát hiểm…

Bởi thế, trong quá trình thi công, sửa chữa nhà cửa, nếu có thể, hãy thiết kế nhà có lối thoát hiểm phòng bất trắc, trong nhà nên có dụng cụ chữa cháy và các thành viên phải biết cách sử dụng dụng cụ này.

Một thực tế đáng buồn nữa là hiện nay ở các TP lớn, hầu hết các con hẻm đều nhỏ và chật do người dân tận dụng tối đa đất đai, không dành lối đi rộng rãi, dẫn đến việc lực lượng chữa cháy gặp khó khăn khi tiếp cận.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *